Chuyển đến nội dung chính

LĂNG MỘ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ TRIỀU ĐẠI NÀO "MẤT TÍCH" HƠN 600 NĂM?

 LĂNG MỘ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ TRIỀU ĐẠI NÀO "MẤT TÍCH" HƠN 600 NĂM?


Lăng mộ của các vị vua triều đại nhà Nguyên đều được ghi chép là đặt tại một địa điểm bí ẩn mà hơn 600 năm qua không ai tìm ra. Vị trí của lăng tẩm của các vị vua triều đại nhà Nguyên, đặc biệt là Thành Cát Tư Hãn, luôn là một chủ đề nóng trong giới khảo cổ.

Trong cuốn "Nguyên Sử", hầu hết các hoàng đế nhà Nguyên (các Đại Hãn), bao gồm cả Thành Cát Tư Hãn, đều được chép là "chôn cất tại Khởi Liễn Cốc" nhưng không ghi rõ địa điểm Khởi Liễn Cốc này thực sự nằm ở đâu.

Các chuyên gia phỏng đoán đây là một quần thể lăng mộ tương tự như "Thung lũng của các vị vua" - nơi chôn cất các pharaoh Ai Cập.

Khởi Liễn Cốc được cho là nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn và các vị Đại Hãn khác. Ảnh: Sohu

Kể từ cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh tới nay, đã hơn 600 năm trôi qua nhưng nơi chôn cất thực sự của các Đại Hãn vẫn khiến các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới đau đầu. Rất nhiều người đã nỗ lực tìm vị trí chính xác của "Khởi Liễn Cốc". Sau nhiều năm thăm dò, vị trí thật sự của "Khởi Liễn Cốc" cũng dần dần được hé lộ.

"Sử tập" đã liệt kê chi tiết tất cả các con sông gần với khu núi có lăng mộ các Đại Hãn. Theo hướng chảy của các con sông này, các chuyên gia có thể tạm xác định được vị trí của "Khởi Liễn Cốc" chính là núi Burkhan Khaldun còn được gọi là Khentii Khan (nay thuộc lãnh thổ Mông Cổ).

Thành Cát Tư Hãn, các vị vua Nguyên và các đệ tử của ông đều được chôn cất tại đây. Với lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Mông Cổ, kho báu trong "Khởi Liễn Cốc" có thể chất thành núi. Nếu nơi này được khai quật, giá trị của nó có thể tương đương với việc khai quật tất cả lăng mộ của các pharaoh ở Ai Cập.

Núi Burkhan Khaldun tại Mông Cổ (Nguồn: Baike.baidu)

Sự thật có phải vậy?

Khác với ghi chép trong sách sử, một số học giả hiện đại khác lại cho rằng "Khởi Liễn Cốc" đang nằm ở gần thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc.

Giả thuyết này xuất hiện do nơi trút hơi thở cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn sau cuộc chiến với Tây Hạ là ở khu vực này. Với người Nguyên, "hơi thở cuối cùng" còn có nghĩa là "linh hồn", vì "linh hồn" của Thành Cát đã ở đây nên nơi chôn cất sẽ không quá xa.

Thêm vào đó, việc chuyển thi hài của Thành Cát Tư Hãn từ chiến trận về dãy núi Burkhan Khaldun của Mông Cổ là quá xa xôi. Với khoảng cách xa như vậy thì thi thể của ông được bảo quản như thế nào? Nghi vấn được đặt ra khiến cho việc khẳng định Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc là có cơ sở nhất định.

Lăng mộ tượng trưng của Thành Cát Tư Hãn đặt tại thành phố Ordos, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc (Nguồn: Sohu)

Những lăng mộ của triều đại nhà Nguyên vốn dĩ rất bí ẩn, có liên quan mật thiết đến phong tục "chôn cất bí mật" của người Mông Cổ.

Theo "Marco Polo du ký" (The Travels of Marco Polo) khi thi thể được đưa đi an táng các lính hộ tống đã giết bất kỳ ai mà họ gặp trên đường bất kể nam nữ già trẻ để ngăn chặn tin tức bị lan truyền.Ngoài ra, vị trí của lăng cũng không hề có bảng chỉ dẫn hay bất cứ dấu hiệu nào nên người ngoài nhìn vào cũng không thể biết được đó là lăng mộ. Phong tục "chôn cất bí mật" của người Mông Cổ chính là lý do quan trọng khiến Lăng mộ nhà Nguyên không được phát hiện trong hàng trăm năm.

Các hoàng đế Mông Nguyên và những người thực sự biết vị trí chính xác của các triều đại trong quá khứ cũng rất kín tiếng, không bao giờ tiết lộ bởi họ không muốn nơi an nghỉ của mình và tổ tiên bị người ngoài quấy rầy.

Nguồn: DV

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NASA TỪNG PHÁT HIỆN RA SỰ SỐNG TRÊN SAO KIM VÀO NĂM 1978 NHƯNG KHÔNG NHẬN RA

  NASA TỪNG PHÁT HIỆN RA SỰ SỐNG TRÊN SAO KIM VÀO NĂM 1978 NHƯNG KHÔNG NHẬN RA Nếu sự sống tồn tại trên sao Kim, NASA có thể đã phát hiện ra chúng lần đầu tiên vào năm 1978, nhưng họ đã không để ý đến phát hiện đó trong 42 năm qua. Vào ngày 14 tháng 9, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một thông báo đáng chú ý trên tạp chí Nature Astronomy: Sử dụng kính thiên văn, họ đã phát hiện ra Phosphine, một loại khí độc từ lâu được cho là dấu hiệu có thể có sự sống của vi sinh vật ngoài hành tinh, ở lớp không khí dày của hành tinh. Hình minh họa của NASA cho thấy các đầu dò của Pioneer 13 đang đi xuống các đám mây của sao Kim. (Ảnh: NASA) Phát hiện là một bước ngoặt trong cuộc săn lùng sự sống trong hệ Mặt trời mà trước đây chủ yếu tập trung vào sao Hỏa và một vài mặt trăng quay quanh sao Mộc và sao Thổ. Sao Kim, nóng và độc hại, từ lâu đã được coi là nơi không thích hợp cho sự sống. Nhưng giờ đây, khi xem lại dữ liệu lưu trữ của NASA, Rakesh Mogul, một nhà hóa sinh tại Cal Poly Pomona ở Calif

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người?

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người? Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người? 29-07-2022 - 22:22 PM  |  Sống Chia sẻ ĐỌC BÀI - 5:11 Khi xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, các nhà khoa học phát hiện rằng con ếch đã 2.000.000 năm tuổi. Khi tìm thấy, da nó vẫn mềm và bóng. Phải chăng nó có thể trường sinh? TIN MỚI Vị tỷ phú này khẳng định người thành công đều có 4 chữ "thức" Thành tích ấn tượng của đại diện Việt Nam tại Miss World: Đỗ Thị Hà - Lương Thùy Linh vẫn chưa thể vượt qua Lan Khuê Chuyện cụ bà xin ăn cho con trai bị liệt từng học trường danh giá hé lộ sự thật: Người ngay thẳng luôn giữ được sơ tâm! Vào tháng 7 năm 1946, một nhà địa chất dầu khí đã đi hàng nghìn dặm tới một mỏ dầu ở Mexico. Trong quá trình thăm dò, ông đã đào trúng 1 con ếch trong trạng thái ngủ đông. Khi nhà địa chất tìm thấy, con ếch đã bị vùi trong mỏ ở độ sâu 2m. Kỳ lạ là lúc mới đ