Chuyển đến nội dung chính

NASA TỪNG PHÁT HIỆN RA SỰ SỐNG TRÊN SAO KIM VÀO NĂM 1978 NHƯNG KHÔNG NHẬN RA

 NASA TỪNG PHÁT HIỆN RA SỰ SỐNG TRÊN SAO KIM VÀO NĂM 1978 NHƯNG KHÔNG NHẬN RA


Nếu sự sống tồn tại trên sao Kim, NASA có thể đã phát hiện ra chúng lần đầu tiên vào năm 1978, nhưng họ đã không để ý đến phát hiện đó trong 42 năm qua.

Vào ngày 14 tháng 9, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một thông báo đáng chú ý trên tạp chí Nature Astronomy: Sử dụng kính thiên văn, họ đã phát hiện ra Phosphine, một loại khí độc từ lâu được cho là dấu hiệu có thể có sự sống của vi sinh vật ngoài hành tinh, ở lớp không khí dày của hành tinh.

Hình minh họa của NASA cho thấy các đầu dò của Pioneer 13 đang đi xuống các đám mây của sao Kim. (Ảnh: NASA)

Phát hiện là một bước ngoặt trong cuộc săn lùng sự sống trong hệ Mặt trời mà trước đây chủ yếu tập trung vào sao Hỏa và một vài mặt trăng quay quanh sao Mộc và sao Thổ. Sao Kim, nóng và độc hại, từ lâu đã được coi là nơi không thích hợp cho sự sống.

Nhưng giờ đây, khi xem lại dữ liệu lưu trữ của NASA, Rakesh Mogul, một nhà hóa sinh tại Cal Poly Pomona ở California, và các đồng nghiệp đã tìm thấy một chút hợp chất Phosphine do đầu dò của sứ mệnh Pioneer 13 thu được trên sao Kim vào tháng 12 năm 1978.

Mogul nói với Live Science: “Khi các bài báo trên tạp chí [Nature Astronomy] được xuất bản, tôi nghĩ ngay đến phương pháp khối phổ kế thừa”.

Mogul và các đồng tác giả của ông đã rất quen thuộc với dữ liệu từ các nhiệm vụ, ông nói: "Vì vậy, đối với chúng tôi, phương pháp khối phổ là bước tự nhiên tiếp theo để cung cấp cho dữ liệu một cái nhìn khác. Do đó, sau khi tham khảo ý kiến của các đồng tác giả, chúng tôi đã xác định các bài báo khoa học ban đầu và nhanh chóng bắt đầu tìm kiếm các hợp chất Phospho”.

Khám phá, được công bố trên cơ sở dữ liệu mở arXiv vào ngày 22 tháng 9. Dữ liệu năm 1978 đến từ Khối phổ Kế Trung tính Lớn (LNMS), một trong số các thiết bị gửi xuống bầu khí quyển của sao Kim trong khuôn khổ sứ mệnh Pioneer 13.

Một hình ảnh cho thấy đầu dò của Pioneer 13, mang theo LNMS, lao qua các đám mây của sao Kim. (Ảnh: NASA)

Pioneer 13 đã thả đầu dò có mang theo LNMS vào các đám mây của sao Kim; đầu dò đã thu thập dữ liệu và đưa nó trở lại Trái đất. LNMS lấy mẫu khí quyển và phân tích các mẫu đó thông qua phương pháp khối phổ, một kỹ thuật phòng thí nghiệm để xác định các hóa chất chưa biết. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên mô tả kết quả LNMS vào những năm 1970, họ không thảo luận về các hợp chất của Phospho như Phosphine, thay vào đó tập trung vào các hóa chất khác.

Các nhà nghiên cứu viết, khi nhóm của Mogul khảo sát lại dữ liệu LNMS, họ đã tìm thấy các dấu hiệu rất giống Phosphine. Họ cũng tìm thấy bằng chứng xác thực về các nguyên tử Phospho trong khí quyển.

Tuy LNMS không được chế tạo để săn tìm các hợp chất giống như Phosphine, nhưng mẫu của Pioneer 13 có chứa bằng chứng về một số phân tử có trong không khí có cùng khối lượng với Phosphine.

Mogul nói: “Tôi tin rằng bằng chứng về [các chất hóa học có thể là dấu vết của sự sống] trong dữ liệu kế thừa đã bị giảm giá trị vì lúc đó người ta cho rằng sự sống không thể tồn tại trong khí quyển. Tôi nghĩ rằng nhiều người hiện đang xem xét lại khái niệm về sao Kim là một môi trường oxy hóa hoàn toàn” - một môi trường không bao gồm Phosphine hoặc hầu hết các hóa chất khác được coi là dấu hiệu của sự sống.

Mogul và các đồng nghiệp của ông cũng tìm thấy những gợi ý về các chất hóa học khác không nên xuất hiện tự nhiên trong các đám mây của sao Kim - những chất như Clo, Oxy và Hydrogen Peroxide.

Họ viết: “Chúng tôi tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy có các chất hóa học chưa được khám phá mà thuận lợi cho sự sống”.

Họ viết rằng điều cần thiết là phải duy trì các khám phá về sao Kim.

Mogul nói: “Chúng ta cần một cách tiếp cận lâu dài hơn để khám phá sao Kim giống như làm trên sao Hỏa”.

Ông đề xuất rằng NASA và các cơ quan vũ trụ châu Âu, Ấn Độ và Nga cần có kế hoạch gửi các đầu dò sao Kim để truy tìm sự sống tại đây.
Nguồn: NTDVN - Theo Live Science

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người?

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người? Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người? 29-07-2022 - 22:22 PM  |  Sống Chia sẻ ĐỌC BÀI - 5:11 Khi xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, các nhà khoa học phát hiện rằng con ếch đã 2.000.000 năm tuổi. Khi tìm thấy, da nó vẫn mềm và bóng. Phải chăng nó có thể trường sinh? TIN MỚI Vị tỷ phú này khẳng định người thành công đều có 4 chữ "thức" Thành tích ấn tượng của đại diện Việt Nam tại Miss World: Đỗ Thị Hà - Lương Thùy Linh vẫn chưa thể vượt qua Lan Khuê Chuyện cụ bà xin ăn cho con trai bị liệt từng học trường danh giá hé lộ sự thật: Người ngay thẳng luôn giữ được sơ tâm! Vào tháng 7 năm 1946, một nhà địa chất dầu khí đã đi hàng nghìn dặm tới một mỏ dầu ở Mexico. Trong quá trình thăm dò, ông đã đào trúng 1 con ếch trong trạng thái ngủ đông. Khi nhà địa chất tìm thấy, con ếch đã bị vùi trong mỏ ở độ sâu 2m. Kỳ lạ là lúc mới đ

LĂNG MỘ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ TRIỀU ĐẠI NÀO "MẤT TÍCH" HƠN 600 NĂM?

  LĂNG MỘ THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ TRIỀU ĐẠI NÀO "MẤT TÍCH" HƠN 600 NĂM? Lăng mộ của các vị vua triều đại nhà Nguyên đều được ghi chép là đặt tại một địa điểm bí ẩn mà hơn 600 năm qua không ai tìm ra. Vị trí của lăng tẩm của các vị vua triều đại nhà Nguyên, đặc biệt là Thành Cát Tư Hãn, luôn là một chủ đề nóng trong giới khảo cổ. Trong cuốn "Nguyên Sử", hầu hết các hoàng đế nhà Nguyên (các Đại Hãn), bao gồm cả Thành Cát Tư Hãn, đều được chép là "chôn cất tại Khởi Liễn Cốc" nhưng không ghi rõ địa điểm Khởi Liễn Cốc này thực sự nằm ở đâu. Các chuyên gia phỏng đoán đây là một quần thể lăng mộ tương tự như "Thung lũng của các vị vua" - nơi chôn cất các pharaoh Ai Cập. Khởi Liễn Cốc được cho là nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn và các vị Đại Hãn khác. Ảnh: Sohu Kể từ cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh tới nay, đã hơn 600 năm trôi qua nhưng nơi chôn cất thực sự của các Đại Hãn vẫn khiến các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới đau đầu. Rất nhiều người đã nỗ